Khái niệm niềng răng đã trở nên quá quen thuộc trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Có nhiều người sau khi niềng răng gặp phải tình trạng bị ê buốt. Vậy điều này có bình thường không? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe răng miệng không? Cùng Thúy Đức tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết này nhé!
Mục lục
Ê buốt khi niềng răng có sao không? Nguyên nhân nào gây ê buốt khi niềng răng?
Hiện tượng ê buốt răng hoặc đau nhức răng là một hiện tượng phổ biến của quá trình niềng chỉnh răng. Tình trạng này thường diễn ra với những người mới bắt đầu niềng răng ở tuần đầu tiên.
Nguyên nhân là do răng và xương chưa thích nghi được với sự dịch chuyển và thay đổi vị trí của răng cũng như sự thay đổi trong cấu trúc xương hàm.
Cũng do phải tăng lực thành nhiều đợt nên cảm giác đau nhức và ê buốt sẽ rõ ràng hơn sau từng đợt. Bên cạnh đó, mỗi kiểu niềng răng khác nhau sẽ có sự tác động khác nhau. Niềng răng bằng mắc cài sẽ tạo cảm giác ê răng nhiều hơn so với việc chỉnh nha bằng sử dụng khay niềng Invisalign.
Bạn đừng quá lo lắng vì cảm giác ê buốt răng sẽ biến mất sau vài ngày khi răng đã thích ứng được với mắc cài dây cung, quen với sự di chuyển mới. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp sau khi niềng vài tuần vẫn bị đau và ê buốt. Nếu chẳng may bạn gặp phải tình trạng này thì có thể do những nguyên nhân như dưới đây.
Nền răng yếu
Đây là nguyên nhân chủ quan, có thể xuất phát từ chính bản thân người niềng răng. Cảm giác ê răng, khó chịu có thể kéo dài và đau đớn hơn nếu nền răng của người đó thực sự không được khỏe mạnh, hoặc bản thân họ đang bị bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, răng mòn men,… mà chưa được điều trị kĩ lưỡng trước khi mang mắc cài. Vì vậy, nếu bạn có ý định niềng răng, hãy thăm khám bác sĩ chỉnh nha kỹ lưỡng trước đó để được tư vấn tình trạng hiện tại của răng miệng và có những quyết định phù hợp nhất, nhằm đảm bảo kết quả niềng răng.
Hệ thống mắc cài kém chất lượng
Khi tiến hành niềng răng mắc cài, bạn sẽ được bác sĩ gắn các mắc cài lên răng và mắc cài này sẽ được nối với nhau bởi dây cung nằm trong rãnh mắc cài. Nhờ có lực kéo của mắc cài và dây cung, răng sẽ di chuyển về vị trí đúng trên cung hàm. Nếu bạn sử dụng mắc cài dây cung kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ không có khả năng chịu lực tốt, gây ma sát nhiều lên răng làm răng bị ê buốt trong một thời gian dài. Chính vì vậy trước khi niềng răng hãy tìm hiểu kỹ và lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín sử dụng các thương hiệu mắc cài chất lượng.
Do kỹ thuật niềng răng chưa đảm bảo
Đây là nguyên nhân thuộc về phía bác sĩ, cơ sở chỉnh nha bạn lựa chọn. Tay nghề bác sĩ có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của ca niềng răng. Nếu lựa chọn địa chỉ nha khoa không tin cậy, bác sĩ chưa đủ chuyên môn, không có kinh nghiệm sẽ dẫn tới việc chẩn đoán không đúng, thực hiện sai kỹ thuật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sau khi niềng răng như: răng đau nhức ê buốt lâu dài, bật chân răng, xô lệch răng nghiêm trọng,… Nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn tới rụng răng.
Do không tuân thủ nghiêm ngặt lời dặn của bác sĩ
Trong nhiều trường hợp, niềng răng bị ê buốt có thể là do không nghe theo các khuyến cáo đưa ra của bác sĩ, ăn uống không khoa học. Ví dụ thường xuyên ăn các loại đồ ăn cứng, dai, quá nóng, quá lạnh,… gây kích ứng lên nướu và răng ảnh hưởng tới hiệu quả chỉnh nha. Bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân sử dụng các đồ ăn mềm và cắt nhỏ thức ăn để đảm bảo tốt nhất cho răng trong quá trình niềng. Ngoài ra việc vệ sinh răng miệng không tốt có thể làm phát sinh các bệnh lý có hại cho răng. Vì vậy, hiện tượng ê răng khi niềng là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Nên làm gì để khắc phục niềng răng bị ê buốt?
Tiến hành thăm khám bác sĩ định kì và khi gặp sự cố bất thường
Nếu hiện tượng ê răng kéo dài, ngày một nặng hơn thì hãy tới gặp bác sĩ ngay để giải quyết vấn đề. Bạn sẽ được bác sĩ khám và xác định chính xác nguyên nhân gây nên ê buốt răng. Từ đó, bác sĩ sẽ có giải pháp điều trị và lời khuyên thích hợp.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Việc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp khoang miệng của bạn luôn sạch sẽ. Điều này hạn chế tối đa các nguyên nhân phát sinh các bệnh lý về răng miệng.
Nếu răng miệng không được làm sạch đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển làm gia tăng các bệnh lý viêm nhiễm trong khoang miệng, làm cho răng bị ảnh hưởng xấu hơn và đau hơn.
Để bảo vệ răng sau khi niềng răng, bạn hãy tập thói quen làm sạch răng miệng theo đúng cách. Sử dụng bàn chải lông mềm mại, chải các kẽ răng cẩn thận với tần suất 3 đến 4 lần/ngày, tránh các động tác đánh răng thô bạo sẽ làm cho tình trạng ê buốt kéo dài hơn và thậm chí là gây bung mắc cài.
Ngoài ra, để làm sạch sâu hơn nữa bạn nên sử dụng thêm máy tăm nước, chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng thức ăn bám lại ở kẽ răng, tránh gây tổn thương làm chảy máu lợi.
Súc miệng hàng ngày bằng nước muối
Sử dụng nước muối cũng là một trong những cách giúp giảm cơn đau, ê buốt khi niềng răng. Bạn nên sử dụng nước muối pha loãng hoặc tốt hơn hết là sử dụng nước muối sinh lý chuyên dụng để súc miệng.
Chườm lạnh
Với những bạn có ngưỡng chịu đau thấp thì sau khi siết răng cũng có thể khiến bạn bị đau hơn, ê buốt hơn. Lúc này bạn nên đặt một túi chườm đá nhỏ vào má tương ứng với vị trí gây đau, ê buốt. Hơi lạnh sẽ ngay lập tức làm dịu các cơn đau khó chịu.
Hoặc bạn có thể ngậm nước đá hoặc ăn sữa chua cũng rất tốt. Nếu cơn đau quá mức chịu đựng thì bạn có thể sử dụng một viên thuốc giảm đau như efferalgan 500mg hoặc các loại thuốc non steroid theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chế độ ăn uống hợp lý
Như đã chia sẻ ở trên, bạn cần tránh những loại thức ăn dai, cứng, giòn vì chúng khiến cho răng phải dùng lực nhiều hơn và gây ra đau nhức. Những tuần đầu, bạn nên ăn những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, được cắt nhỏ, không quá nóng cũng không quá lạnh để giảm áp lực cho răng.
Bạn nên dùng hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều đường ngọt, tinh bột, các đồ ăn có tính dính như: kẹo mềm cao su, bánh dày, bánh dẻo,…Tránh uống nước ngọt có gas và bia để không gây tổn hại và làm đổi màu răng.
Lựa chọn bác sĩ chỉnh nha chuyên môn cao
Niềng răng muốn thành công, giảm các sự cố thường gặp khi niềng như ê buốt răng, tụt lợi khi niềng răng, niềng răng gây hóp má… đòi hỏi phải bác sĩ phải giỏi, có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm niềng răng lâu năm.
Một người bác sĩ giỏi sẽ phán đoán tốt nền răng, nắm được tốc độ di chuyển của răng, chỉ định lực kéo vừa đủ đối với từng giai đoạn niềng để quá trình niềng răng đạt được hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo an toàn, giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn cho người niềng răng.
Invisalign – Phương pháp niềng răng tuyệt vời giúp hạn chế tối đa ê buốt răng
Niềng răng trong suốt Invisalign là phương pháp hiện đại nhất trong các phương pháp niềng trong suốt, với hơn 10 triệu người tin tưởng lựa chọn trên toàn thế giới.
Khay niềng Invisalign được làm từ vật liệu độc quyền SmartTrack mềm dẻo, ôm khít chân răng và tác động lực nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả cho quá trình niềng răng. Khay niềng này không này không cố định trên răng, bạn có thể tháo lắp dễ dàng khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng. Do đó, nó ít có khả năng gây kích ứng và tổn thương các mô mềm trong miệng. Bạn cũng không cần lo lắng về sự tích tụ của mảng bám hay vi khuẩn trên răng giống như niềng răng mắc cài thông thường.
Mặc dù không thể đảm bảo chắc chắn 100% bạn sẽ không bao giờ cảm thấy khó chịu ở răng khi đeo khay niềng Invisalign, nhưng với công nghệ tiên tiến nhất được ứng dụng trong phương pháp này, tình trạng đau nhức, ê buốt răng sẽ được giảm thiểu một cách tối đa. Bạn sẽ luôn thoải mái và dễ chịu khi vui chơi, ăn uống, làm việc,… trong suốt thời gian đeo niềng.
Trên đây là nguyên nhân bị ê buốt khi niềng răng và cách khắc phục, nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này các bạn có thể liên hệ tới Nha khoa Thúy Đức qua số hotline 096 3614 566 để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng của mình. Chúc bạn sớm có hàm răng đẹp như mong muốn!